ÁNH SÁNG LÝ TƯỞNG CHO KHÔNG GIAN SỐNG

ÁNH SÁNG LÝ TƯỞNG CHO KHÔNG GIAN SỐNG

Khái niệm chiếu sáng cân bằng sẽ bao gồm 3 lớp: ánh sáng nền, ánh sáng nhấn và ánh sáng công năng. Vậy để một căn phòng có ánh sáng phù hợp theo tiêu chuẩn thẩm mỹ và khoa học, chúng ta cần phải cân nhắc những yếu tố nào?

 

Chúng ta đều biết rằng ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của con người về không gian. Thông qua ánh sáng, màu sắc mới có thể được nhận biết bằng thị giác.

Nguồn ánh sáng LED đã thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành của thị trường thiết bị chiếu sáng trong những năm gần đây. Đối với thiết kế chiếu sáng trong một không gian cụ thể, thông số kỹ thuật WAT (mức tiêu thụ điện của thiết bị chiếu sáng) không còn được sử dụng rộng rãi, thay vào đó cường độ sáng cần thiết cho mỗi căn phòng giờ đây sẽ được tính bằng đơn vị Lumen (lm).

 

 

LUMEN LÀ GÌ?

Lumen (quang thông) là đơn vị trong hệ SI giúp đo lường độ sáng mà mắt người cảm nhận được. Số Lumen càng cao thì cường độ sáng càng lớn. Phần mô tả sản phẩm của nhà sản xuất thiết bị đèn điện thường kèm theo thông tin về giá trị này và có sự khác nhau giữa các loại thiết bị.

 

 

CẦN BAO NHIÊU LUMEN CHO MỘT CĂN PHÒNG?

Theo quy tắc chung, 100 lm trên mỗi mét vuông (lm/m2) là còn số thích hợp cho phòng khách và 300 lm/m2 sẽ áp dụng cho các không gian chức năng như bếp, phòng tắm. Như vậy với phòng ngủ 20 m2, hệ thống đèn trong phòng khi chiếu sáng phải có cường độ là 2000 lm.

Tuy nhiên giá trị trên không được xem là tuyệt đối mà luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố của căn phòng. Ví dụ những bức tường hoặc đồ nội thất có màu tối sẽ hấp thụ ánh sáng, trong khi đó đồ vật sáng màu hơn sẽ phản chiếu ánh sáng, số lượng và kích thước của các ô cửa sổ cũng cần được nhắc đến khi tỷ lệ ánh sáng tự nhiên đổ vào không gian sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về thông số Lumen.

 

 

THẾ NÀO LÀ KHÔNG GIAN CÓ KHÁI NIỆM CHIẾU SÁNG NHẤT QUÁN?

Một thiết kế chiếu sáng tốt sẽ bao gồm sự kết hợp của nhiều lớp. Ánh sáng quá đồng đều sẽ khiến căn phòng thiếu chiều sâu, vì vật nên tích hợp các nguồn sáng khác nhau vào căn phòng để tạo ra sự tương phản giúp nổi bật màu sắc và kết cấu không gian. Một không gian lý tưởng sẽ là nơi cân bằng giữa 3 lớp ánh sáng bao gồm ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhất và ánh sáng công năng.

 

 

Lớp 1: Ánh sáng nền

Ánh sáng nền đóng vai trò định hướng cho căn phòng,chúng thường có nguồn chiều từ trần và là công cụ để thiết lập tông màu chính cho không gian. Nguồn sáng nền có thể hợp nhất với kiến trúc thành một khối. Ánh sáng nền nên cung cấp ánh sáng dễ chịu và mang tính lan tỏa để dễ dàng kết hợp với các lớp lang còn lại.

Lớp 2: Ánh sáng nhấn

Như tên gọi của chúng, lớp ánh sáng này tạo ra điểm nhấn để tập trung sự chú ý vào một hình ảnh hoặc yếu tố cụ thể nào đó trong căn phòng. Ánh sáng nhấn tạo ra sự tương phản mạnh giúp tăng chiều sâu cho không gian.

Thông thường ánh sáng nhấn sẽ sáng hơn gấp 3 lần so với ánh sáng nền và có thể bố trí bằng nhiều giải pháp như gắn trần, đèn đứng, đèn tường hoặc bất kỳ đâu tùy theo ý tưởng thiết kế.

Lớp 3: Ánh sáng công năng

Ánh sáng công năng hay ánh sáng tác vụ dùng để chỉ cáng thiết bị hỗ trợ cho một hoạt động cụ thể như đọc sách, nấu ăn và những sinh hoạt thường nhật. Vì vậy đèn chiếu công năng này sẽ gắn liền với một khu vực nhất định.

Thiết bị chiếu sáng sử dụng cho mục đích này có thể được cố định cứng vào cấu trúc không gian hoặc là thiết bị rời có thể di chuyển linh hoạt tùy theo nhu cầu của người sử dụng vì những hoạt động kể trên đôi khi có thể thay đổi theo từng thời điểm.

 

 

Kết hợp hài hòa được ba lớp ánh sáng trên sẽ giúp không gian sống của chúng ta tiệm cận với con số Lumen lý tưởng. Khi bắt đầu quá trình thiết kế, các KTS/NTK sẽ là người gợi ý hình thức chiếu sáng phụ hợp nhất đối với từng gia chủ nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa thẩm mỹ và công năng cho người sử dụng.

 

 

Home isn't a place, it's a feeling! This is SONICE

#Tipsforlife #Ourstory #Sonice

← Bài trước Bài sau →