TIPS CHĂM SÓC MỘT SỐ VẬT LIỆU TRONG NHÀ

TIPS CHĂM SÓC MỘT SỐ VẬT LIỆU TRONG NHÀ

Không chỉ dọn dẹp vào các dịp lễ, tết, hãy quan tâm tới từng vật dụng trong nhà một cách cẩn thận cả năm nhé. Những chất liệu khác nhau yêu cầu cách chăm sóc khác nhau, chăm sóc cho đồ vật xung quanh mình sạch sẽ đồng nghĩa với việc đời sống sức khỏe của bạn được nâng cao nhiều hơn và nếu bạn chú ý những điều này thì căn nhà sẽ luôn được tươi mới, tràn đầy sức sống và bền đẹp theo thời gian đó!

 

1. GỖ VÀ VENEER

Veneer là lớp gỗ mỏng được ốp bên ngoài đồ dùng gỗ với mục đích trang trí hay bảo vệ lớp gỗ bên trong.

Trong 6-8 tuần đầu tiên sử dụng, hãy giữ cho bề mặt gỗ không va chạm với vật dụng khác và bị xước. Thời gian đầu, đồ nội thất mới cần thời gian để hấp thụ ánh sáng và chuyển thành màu sắc đậm hơn. Vì vậy khi chọn mua đồ gỗ và veneer, hãy ước chừng màu sắc nhạt hơn để chọn được sản phẩm phù hợp với các đồ dùng trong nhà bạn nhé!

 

 

Khi lau đồ gỗ và veneer, chỉ nên dùng một lượng nước nhỏ ở dạng khăn ẩm. Sau khi lau, hãy nhớ luôn sử dụng khăn khô để lau lại một lần nữa. Nếu chẳng may có chảy lỏng chảy ra thì bạn hãy làm sạch và khô ngay lập tức nhé, vì gỗ và veneer rất nhạy cảm với chất lỏng đó!

2. Đá

Đá cẩm thạch là vật liệu xốp với bề mặt thoáng cần được bảo vệ, khi bị chất lỏng đổ lên cần được lau sạch ngay lập tức để tránh vết bẩn bám lại. Nếu bạn để bát đĩa hoặc cốc nước lên bề mặt đá, hãy chuẩn bị một miếng lót bên dưới để tránh sót lại vết bẩn trên mặt bàn nhé!

 

 

Nếu cần phải làm sạch kỹ lưỡng hơn, bạn chỉ nên dùng xà phòng có độ pH trung tính, bởi bất kỳ sản phẩm axit hoặc kiềm nào cũng sẽ làm ăn mòn bề mặt của bàn đá.

 

3. Da

Vật dụng từ da tự nhiên cần yêu cầu sự bảo vệ cẩn trọng hơn cả. Da cần được đặt xa khỏi ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt cao để tránh phai màu.

 

 

Để làm sạch tổng thể, đặc biệt với những sản phẩm da cao cấp, chúng ta nên liên hệ dịch vụ vệ sinh da chuyên nghiệp. Nếu phải vệ sinh tại nhà, hãy chỉ sử dụng một miếng vải mềm khô, lau hoặc chà bề mặt da có vết bẩn một cách nhẹ nhàng, tránh làm xước da. Khi hút bụi, bạn cũng hãy lựa chọn đầu hút chổi mềm để tránh làm xước bề mặt, đồng thời chọn mức hút nhỏ nhất nhé!

 

4. Cửa kính

Kính sử dụng lâu ngày thường bị bám cặn bẩn và nếu chúng ta không vệ sinh thường xuyên, kính sẽ bị ố mờ và làm căn phòng tối hơn.

Khi lau kính chúng ta không nên dùng khăn ướt, bởi vệt nước vẫn có thể bám lại trên kính. Hãy xịt nước lau chuyên dụng lên bề mặt kính và lau lại bằng căn hoặc giấy khô sẽ tạo nên vẻ sáng bóng như khi mới mua.

Đối với những vết cứng đầu như cặn canxi trên vách kính, chúng ta cần dùng chất tẩy rửa có tính axit mạnh, hoặc những nguyên liệu có sẵn trong bếp nhà bạn như giấm, nước cốt chanh, baking soda,…

 

 

Tuy nhiên, hãy đảm bảo các biện pháp phòng ngừa an toàn khi xử lý chúng, chẳng hạn như đeo kính bảo vệ mắt và găng tay, đồng thời không sử dụng chúng trên các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm, chẳng hạn như kính ở mặt bàn bếp.

 

Home isn't a place, it's a feeling! This is SONICE

#Tipsforlife #Ourstory #Sonice

← Bài trước Bài sau →